lundi 16 novembre 2015

KHÔNG DÁM HỨA GÌ... ta yêu người trên võng đưa mộng mị khi mưa rừng rơi ướt tấm Poncho người lính yêu là đi giữa mơ hồ như con gió về bên kia đỉnh núi ta yêu người khép áo hoa lần cuối vùi tóc vào bầu ngực bụi trần ai ta yêu người chỉ đến sáng ngày mai chân lính trận sẽ rày đây mai đó ta yêu người giữa hai hàng nến đỏ giọt lung linh nhểu trên nắp quan tài hồn đứng lặng nhìn áo cài hoa trắng bờ môi xưa xin lấp mộ cùng ai ta yêu người nên không hứa tương lai xin em hiểu đời lính là như thế.... LP.

EM VỀ CỜI MỘNG


Mở đi anh, mở áo thơ
Mở toang cho nắng hong khô giấc nồng
 Mở đi anh, cánh cửa hồng
Cho đêm thôi tím trổ bông hoa rừng
*
tay nào mở cửa vườn xuân
níu từng sợi nắng chạm vào không gian
tay anh yêu dấu địa đàng
 níu hồn cúi xuống vườn hoang mịt mờ....
*
Vớt từng cảm giác hôn mê
 Nghiêng đời trên mảnh đất mơ vun chờ
 Em ươm hạt giống tình thư
 Cho mai hậu kiếp đem thơ gieo cầu
*
ơn trời ta hiểu được nhau
thơ...tình khâu lại hanh hao tháng ngày
 đêm khô chong giấc mơ ai
 em về cời mộng cùng say biển tình....

Giọt Mưa Trời

lundi 9 novembre 2015

GIỌT NƯỚC MẮT TRỞ HỒNG LONG LANH





( Tiếp theo Giọt Nước Mắt Biết Đau) )

Trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ chở dân tị nạn chúng tôi bây giờ bớt người, vì đến đảo Subic Bay, có khu trục hạm khác đang đậu chờ để chia bớt số dân di tản  chia làm hai ra, dân  trên tàu chúng tôi thấy tàu kia tản bớt còn  ít người nên ùn ùn xuống bớt tàu nầy qua bên tàu kia. Không biết là chiến hạm này sẽ đi Canada hay Úc thì tôi không rõ lắm. 
Thấy bớt được người, Hậu bảo anh bạn lính, Uyên và tôi cứ ở lại đây vì Hậu bảo tàu này chắc sẽ qua thẳng đảo Guam.
Tôi mở ngoặc nói về người Mỹ một chút, những ngày trên tàu, hầu hết lính Mỹ đối với đám dân tị nạn chúng tôi rất tốt, chúng tôi mỗi ngày vẫn nhận được 3 bữa ăn có cơm chỉ khổ là họ không biết biết nấu kiểu Việt Nam, nhiều nước quá nên cơm nhảo, nhưng dù sao khi đói ăn gì vẫn thấy ngon, đồ ăn toàn là đồ hộp như  thịt hộp...các cháu bé thì được phát thêm sữa bột Mỹ...Tôi cám ơn những người Mỹ đã đón nhận chúng tôi với nỗi thông cảm sâu sắc tình người.
Vì bớt người nên chúng tôi không còn nằm như cá mòi sắp lớp nữa, Hậu tìm được cho bọn con gái chúng tôi một chỗ trên boong, thoải mái. Những người  lính Mỹ đem cho chúng tôi mỗi người một tấm nệm bằng cao su,một tấm mền.vừa ấm cũng vừa êm nên cũng đỡ khổ cho tấm lưng gầy, mấy hôm nay bị cong vì nằm hụt chỗ.
Đêm nay, đêm bình yên đầu tiên tôi nhìn thấy trăng, bao ngày lênh đênh trên biển, sự lo âu và đau buồn vì cớ cái chuyện rời bỏ quê hương  đang bị dày xéo bỡi chế độ khắc nghiệt độc tài sau chiến tranh. Nhớ cái chết thảm thương tội nghiệp của Vân, tôi như người ngồi trên lửa và mắt tôi như mù đi. Đêm nay ngồi ôm cho Nam ngủ, tôi ngồi cạnh Hậu, Sang – anh  lính chưa quen và Uyên, tôi chợt thấy trên nền trời đêm xanh trong, có mặt trăng và những ngôi sao lấp lánh, chợt tôi nhớ đến 4 câu thơ của người lính không biết tên đọc cho tôi nghe lúc anh nằm cạnh, anh vuốt tóc tôi âu yếm:
giữa khuya tay gối đợi chờ
 em đi vào giấc mơ đời lênh đênh
 trăng vào xiêm áo nhẹ tênh
 oằn thân ngà ngọc cong vênh cội nguồn.... 
 
mắt tôi chợt ướt, tôi lắc đầu cho quên đi kỷ niệm, vì giờ này đâu còn là lúc để nhớ mà chỉ lo ngay ngáy ngày mai mình và con sẽ ra sao và tương lai sẽ đi về đâu...
Lênh đênh trên biển như vậy, sau 11 ngày, thì chiến hạm đến hải phận của đảo Guam. Trước khi cho chúng tôi sang những chiếc tàu nhỏ của tuần dương hạm  để vào đảo, họ phát cho chúng tôi ít quần áo, các người đàn ông mỗi người một chiếc sơ mi chim cò kiểu  người Phi Luật Tân .
Bỗng tôi nghe có tiếng thét từ trên boong cao, tôi đưa cháu Nam cho Uyên, đưa mắt tìm Hậu nhưng không thấy, tôi  chạy vội leo lên boong, thấy Hậu và một nhóm người đang nhìn xuống biển, tôi vội vàng chạy đến tìm Hậu, đưa mắt hỏi. Chỉ nghe Hậu thở dài và đám người kia phần nhiều là quân nhân VNCH, mặt họ thật buồn.
 Hậu kễ cho tôi nghe câu chuyện từ đâu có tiếng thét nhói tim người nghe lúc nãy: Lúc mọi người được phát chi cho quần áo, chiếc áo sơ mi chim cò kiểu Phi Luật Tân vẫn mặc. Như mọi người quân nhân khác, Hậu cầm chiếc áo trong tay, tần ngàn không biết nên cổi bộ quân phục đang bận trên người để thay, chợt Hậu thấy đằng xa một anh quân nhân cầm trên tay chiếc áo, vẻ mặt như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng, có lẽ anh ta đang đối diện với một sự thật tàn nhẫn không thể chối bỏ hay quên được: Đó là danh dự tổ quốc, lý tưởng của người làm trai đã hy sinh cả cuộc đời, tuổi trẻ, gia đình để bảo vệ miền đất tự do của anh đã mất hết.  Trong một khắc ngắn, như đã quyết định, anh leo lên bờ boong tàu, lao mình xuống biển mà sóng đã nuốt chửng mất hút thân anh trong biển mênh mông trong lúc Hậu chưa kịp làm một cử chỉ gì để giữ anh lại! Vậy là bao nhiêu chí lớn trong một khắc ngắn đã chìm theo những bọt sóng  vô tình....Hậu nắm tay tôi, ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những người cầm súng không giữ được quê hương !
Hậu nghĩ trong đầu, khi cầm chiếc áo chim cò anh vừa nhận được, anh cảm thấy lòng anh rất thẹn, thẹn vì anh thấy mình thật bất lực, anh là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà, trong tay anh cầm súng cùng với anh em chiến hữucố chiến đấu đến phút cuối cùng, vậy mà không làm tròn được sứ mạng của người trai lúc quê hương đang gặp nguy biến, không ngăn chận được kẽ thù, anh cũng đã nghĩ đến chỉ có cái chết mới có thể xin tạ lỗi cùng quê hương, nên anh rất hiểu tâm trạng người quân nhân vừa đã nhảy xuống biển tự vẫn vừa rồi.
Tôi nhìn Hậu, thấy sự xót xa trong mắt Hậu, tôi vội bấu chặt lấy cánh tay Hậu:
-Hậu, Hậu đừng làm vậy, đã không có ích gì mà còn làm cho Vân dưới suối vàng buồn thêm, và còn những người còn sống, đồng bạn Hậu, mẹ con chị còn cần đến Hậu.
Vào đến đảo, chúng tôi cũng được đón tiếp đàng hoàng. Mỗi gia đình được chia cho một căn lều vải . Chúng tôi là những người gần như đầu tiên đến đảo, được đối đãi rất tốt. Mỗi ngày nhận được 3 khẩu phần. Cuộc sống trên đảo cũng tạm qua ngày trong lúc chờ đợi Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc quyết định cho tương lai của những người di tản. 
Trên đảo có một văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc, họ cần những người biết tiếng Pháp, tiếng Anh để làm thông dịch viên. Hậu và tôi tình nguyện vào làm vì chúng tôi nói thạo 3 thứ tiếng.
Sau đó thấy Hậu độc thân, họ hỏi anh muốn đi đâu và có thân nhân ở đâu, Hậu bảo anh đã liên lạc được với vợ chồng em gái anh ở Mỹ và chịu bảo trợ cho  anh, và anh đã được đồng ý cho đi Hoa Kỳ. Sau đó đến tôi, thấy tôi thạo tiếng Anh, và có con nhỏ, họ bảo tôi được quyền ưu tiên chọn xứ, và sau đó do sự bảo trợ của nhà thờ, họ tìm được cho tôi một gia đình hai vợ chồng người Mỹ cao tuổi đang cần một người giúp việc nhà, họ liên lạc với gia đình này và tôi được nhận.
Cuộc đời mẹ con tôi đến một ngã rẽ may mắn, nhiều khi nghĩ lại, tôi cũng tự hỏi có phải tôi đẻ bọc điều không, hay định mệnh do Trời Phật xếp đặt.
Ông bà Mỹ  đối với mẹ con tôi như người nhà. Ngoài những giờ làm việc, bà chủ cho tôi theo học lớp tiếng Anh cho người ngoại quốc, vì dù tôi thạo tiếng Anh, nhưng ở Mỹ họ nói mau quá khó nghe vì nuốt chữ. Và vì chợ búa, món ăn tôi chưa thạo việc lắm, chỉ có cái vui là ông bà rất thích đồ ăn Việt nên mê những món tôi nấu.
Ở đây có nhiều hội từ thiện các nhà thờ, thường  cho mẹ con tôi quần áo …có mặc rồi nhưng chưa cũ lắm, cháu Nam thì ban ngày được đi mẫu giáo, tóm lại, cuộc đời tôi không đến nổi nổi trôi lắm nếu hai ông bà Mỹ không mất đi. Từ đó, tôi lại phải lo tìm việc khác để làm nuôi con.
 Tôi nhờ  nhà thờ tìm cho tôi chỗ làm, và tôi được nhận vào nấu ăn cho một nhà hàng Việt, với sự dành giụm, mấy năm sau tôi mua được một căn nhà nhỏ đủ cho mẹ con tôi ở. Tôi tiếp tục như vậy và nuôi con cho đến lúc nó ra đại học. Bây Giờ Nam đã là một luật sư . Nó tìm được chỗ làm tốt cùng với một luật sư người Mỹ gốc Việt.
Hiên nay tôi đã ngoài lục tuần. Tôi vẫn sống độc thân nuôi con,  dù có rất nhiều người thương và xin cưới tôi. Trong tim tôi, bao giờ cũng chỉ có một hình bóng duy nhất của người lính không biết tên mà tôi vẫn xem anh như chồng mình. Tôi cứ cầu nguyện Trời Phật cho tôi gặp lại anh ấy dù chỉ một lần là đủ mãn nguyện rồi. Nam từ nhỏ vẫn hỏi cha nó đâu, tôi giải thích cho con cha nó là một người lính trước đây của binh chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Buổi tối hôm đó, tôi đi dự đám cưới con của bạn, tôi không thể nào ngờ là mình đã gặp lại người xưa. Anh đưa tôi về nhà, tôi mời anh hôm sau đến chơi và để cho anh biết một chuyện mà anh không bao giờ ngờ đến.
Hôm ấy tôi làm một bữa cơm thật giản dị nhưng để hết thương yêu vào những món mà ngày anh đến quán Vân tôi đã tự tay nấu cho anh và nhân thể tôi gọi Nam đến ăn cơm nhưng chưa cho con biết vì sao tôi căn dặn con là phải đến. Hôm nay tôi cũng sửa soạn làm đẹp một chút và nhìn gương, tôi rất tự hào mình vẫn còn những nét xưa.
Nghe chuông cửa reo, tôi vội vàng ra mở cửa, thấy anh ôm trên tay một bó hồng đỏ và chào tôi bằng một nụ cười thật tươi, tôi sững hết một phút, ban ngày nhìn rõ, nụ cười đó của anh vẫn dành cho tôi những ngày ngắn ngủi thương yêu nhau ngày xưa. Anh đưa cho tôi bó hồng, anh bảo có 40 đoá hoa, tôi hỏi tại sao lại 40 đoá hoa?
- Vì đã 40 năm anh chưa gặp lại em. Và mỗi một đoá hồng là một năm tròn anh nhớ em đó em.
Nước mắt tôi ứa ra vì cảm động. Tối qua ở tiệc cưới, anh bảo anh vẫn ở một mình đến bây giờ vì cũng thầm mong ngày nào đó gặp lại tôi.
Tôi mời anh vào nhà, mời anh vào salon, mời anh ngồi ở chiếc ghế bành một chỗ bên tay trái tôi, tôi mở chai champagne, rót vào hai cốc, mời anh uống rượu khai vị. Anh nắm tay bảo tôi ngồi xuống cạnh anh, anh ôm tôi hôn nồng nàn như đêm đầu tiên mới gặp . Qua hết những phút cảm xúc, tôi đứng dậy, đi lại bàn viết, mở hộc tủ lâu nay tôi vẫn khoá, tôi lấy bao thuốc lá Capstan cũ đưa cho anh, anh ngạc nhiên nhìn tôi, tôi ra dấu cho anh mở đi.

Anh cầm bao thuốc, mở ra, anh như khựng lại: trong bao thuốc anh để quên trên bàn khi anh trở về đơn vị, còn y nguyên số tiền lương tháng cuối cùng anh để lại cho tôi, tấm ảnh cũ của anh và bài thơ anh viết vội tặng tôi trước khi anh lên đường. Anh lặng người đi mấy phút, xong anh kéo tôi lại, dang tay ôm trọn tôi trong vòng tay anh.
- Sao em lại để dành số tiền này vậy?
- Vì đó thuộc về những kỷ niệm ít oi anh để lại cho em trước khi anh đi.

-  Anh bao em nếu em cần thì tiêu, không thì ngày gặp lại, em trả lại anh cũng được
- ???
- Vì em không phải cần đến số tiền đó nên...
Ngay lúc ấy, cửa nhà mở, cháu Nam bước vào, thấy anh, nó khựng lại một giây, xong bước lại gần, đứng cụp hai chân với nhau và đưa tay phải lên trán chào anh theo kiểu nhà binh.Thấy anh bỡ ngỡ, Nam lên tiếng trước:
- Con chào Ba, rồi đến gần hôn anh trên má.
Anh ngạc  nhiên nhìn Nam rồi nhìn tôi, tôi chưa kịp lên tiếng thì Nam đã dành nói:
- Thưa, con biết là Ba, vì khi con vừa bước vào phòng khách, thấy Ba ngồi trên chiếc ghế mà Mẹ con không mời ai ngồi trên ấy, kễ cả bạn bè của Mẹ hay ngay cả chú Hậu,vì Mẹ con vẫn nói với con là người đàn ông nào bước vào nhà và được Mẹ con mời ngồi vào chiếc ghế này sẽ là cha của con mà thôi, vì vậy mà con biết là Ba.
Anh nhìn tôi, tôi hiểu ra, tôi nói :
 - Mấy tháng sau khi anh đi, em đã có thai, và đây là con trai chúng mình đấy anh, con tên là Nam, Nguyễn Việt Nam, em khai họ mẹ vì không biết anh tên gì và họ gì, anh cười thật tươi:
- Anh là Cường, Nguyễn Việt Cường.
- Còn em Nguyễn Phúc Trầm Hương

đht

vendredi 6 novembre 2015

Chiến hạm Mỹ chở dân tị nạn chúng tôi bây giờ bớt người, vì đến đảo Subic Bay, có chiến hạm Mỹ khác đậu chờ để chia bớt số dân di tản làm hai, dân  chúng trên tàu chúng tôi thấy tàu này không, có nhiều người nên ùn ùn xuống bớt. Họ không biết là chiến hạm này sẽ đi Canada hay Úc thì tôi không rõ lắm. 
Thấy bớt được người, Hậu bảo anh bạn lính, Uyên và tôi cư ở lại đây vì Hậu bảo tàu này sẽ qua thẳng đảo Guam.
Tôi mở ngoặc nói về người Mỹ một chút, những ngày trên tàu, lính Mỹ đối với đám dân tị nạn chúng tôi rất tốt, chúng tôi mỗi ngày vẫn nhận được 3 bữa ăn có cơm chỉ khổ là họ không biết biết nấu kiểu Việt Nam, nhiều nước quá nên cơm nhảo, nhưng dù sao khi đói ăn gì vẫn thấy ngon, đồ ăn toàn là đồ hộp như  thịt hộp...các cháu bé thì được phát thêm sữa bột Mỹ...Tôi cám ơn những người Mỹ đã đón nhận chúng tôi với tình người.
Vì bớt người nên chúng tôi không còn bị như cá mòi sắp lớp, Hậu tìm được cho chúng tôi một chỗ trên boong, thoải mái, lính Mỹ cho chúng tôi mỗi người một tấm nệm bằng cao su, mền. nên cũng đỡ khổ cho tấm lưng mấy hôm nay bị cong vì hụt chỗ.
Đêm nay, lần đầu tiên tôi thấy được trăng, lâu nay lênh đênh trên biển, sự lo âu và đau buồn vì cớ cái chuyện đã rời bỏ quê hương đang bị dày xéo về chiến tranh, nhớ cái chết thảm thương tội nghiệp của Vân, tôi như người ngồi trên lửa và mắt tôi như mù đi. Đêm nay ngồi ôm cho Nam ngủ, tôi ngồi cạnh Hậu, Sang - người lính và Uyên, t choôi chợt thấy trên nền trời đêm xanh trong, có mặt trăng và những ngôi sao lấp lánh, chợt tôi nhớ đến 4 câu thơ của ngươờ lính không biết tên đọc cho tôi nghe lúc anh nằm cạnh, vuốt tóc tôi âu yếm:
giữa khuya tay gối đợi chờ
 em đi vào giấc mơ đời lênh đênh
 trăng vào xiêm áo nhẹ tênh
 oằn thân ngà ngọc cong vênh cội nguồn....
mắt tôi chợt ướt, tôi lắc đầu cho quên đi kỷ niệm, vì giờ này đâu còn là lúc để nhớ mà chỉ lo ngay ngáy ngày mai mình và con sẽ ra sao và tương lai sẽ đi về đâu...
Lênh đênh trên biển như vậy, sau 11 ngày, thì chiến hạm đến hải phận của đảo Guam. Trước khi cho chúng tôi sang những chiếc tàu quân sự Mỹ nhỏ để vào đảo, họ phát cho chúng tôi ít quần áo, các người đàn ông mỗi người một chiếc sơ mi chim cò kiểu  người Phi Luật Tân vẫn mặc.
Bỗng tôi nghe có tiếng thét từ trên boong cao, tôi đưa cháu Nam cho Uyên, đưa mắt tìm Hậu nhưng không thấy, tôi  chạy vội leo lên boong, thấy Hậu và một nhón người đang nhìn xuống biển, tôi vội vàng chạy đến tìm Hậu, đưa mắt hỏi. Chỉ nghe Hậu thở dài và đám người kia phần nhiều là quân nhân mặt thật buồn.
 Hậu kễ cho tôi nghe câu chuyện từ đâu có tiếng thét nhói tim người nghe lúc nãy: Lúc mọi người được phát chi cho quần áo, chiếc áo sơ mi chim cò kiểu người Phi Luật Tân vẫn mặc. Như mọi người quân nhân khác, Hậu c ầm chiếc áo trong tay, tần ngàn không biết nên cổi bộ quân phục đang bận trên người hay thay, chợt Hậu thấy đằng xa một anh quân nhân cầm trên tay chiếc áo, vẻ mặt như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng, có lẽ anh ta đang đối diện với một sự thật tàn nhẫn không thể chối bỏ hay quên được: Đó là danh dự tổ quốc, lý tưởngcủa người làm trai đã hy sinh cả cuộc đời, tuổi trẻ, gia đình để bảo vệ miền đất tự do của anh. Chỉ trong một khắc ngắn, anh đã quyết định, anh leo lên bờ boong tàu, lao mình xuống biển tự vẫn,

mercredi 28 octobre 2015

NỤ HÔN



ta hôn em không phải nụ hôn đầu
 nhưng có thể là nụ hôn lần cuối
 nếu mai nầy trên tuyến đầu biên giới
 viên đạn thù chấm dứt một nụ hôn

*
*thì hôm nay em tuôi mộng đang tròn
 người lính trận trao nụ hôn thắm thiết
 hãy giữ nhé mai anh đi biền biệt
ra biên cương thì chẳng hẹn ngày về


Lan Phi

samedi 24 octobre 2015

EM LÀ AI



em là ai giữa nỗi buồn cát bụi
mượn hình hài cho anh được hồi sinh
em là ai đưa anh đến yên bình
bờ môi ngọt bờ ngực trần thánh thiên
*
em là ai giữa tháng ngày hiện diện
cho hồn người lính trận những đam mê
nửa vòng xoay đem trái đất cận kề
cho thân thể ta hòa vào trần thế
*
cho cảm nhận rung lên từng nhục thể
và hai luồng tư tưởng chợt thăng hoa
ta trong em niềm chất ngất vỡ òa
đêm chớp mắt ơn em người cứu chuộc
Lan Phi

vendredi 16 octobre 2015

GIẤC MƠ QUÁ KHỨ

 
 
ta say trong giấc mơ quá khứ
 có rượu...giai nhân ...phút diễm tình
 để khi tỉnh dậy hồn như đã 
chôn vùi trong bầu ngực lưu linh
*
ta mơ vạt áo vừa rơi xuống
 có những đường cong của núi đồi
 thon thả một lần trăng cúi xuống
 chợt hồn về trên đỉnh chơi vơi
  *
ta mơ một góc vườn thu tái
 gom lá thu rơi nhón của trời
 ước vọng trùng khơi khi về lại
 hồ trường ...bạc tóc ....với thơ thôi 
 
Lan  Phi

jeudi 8 octobre 2015

THẤY BÓNG

 Ngủ ngoan nhé nắng hoàng hôn
 Cho anh dỗ giấc dỗi hờn trong em
 Khẽ khàng tay võng dịu êm
 Đôi mi khép lại trong đêm đợi chờ
 *
 Phập phồng bầu ngực buông lơi 
Tay rơi cánh mỏng ngập trời áo hoa
 Ánh trăng khép lại đôi tà
 Để anh thấy bóng em qua cuộc đời
 
Pơ Lan

vendredi 2 octobre 2015

NGHIÊNG ĐỜI TA XUỐNG TỊCH LIÊU

 ta nghiêng xuống bóng chiều lòng cô tịch dòng Dakbla chuyển dịch nước về xuôi tiền đồn 5 mây váng vất ngậm ngùi chào tiễn biệt _ Kontum vừa ngui lửa ta nghiêng xuống giao thông hào ngập ngụa cánh rừng đêm vừa đỏ ánh hỏa châu gió đang gào dưới khe núi vực sâu hay đang hát đối đầu cùng thần chết ta nghiêng xuống một chiến trường mỏi mệt đã bao lần từ chết tới bị thương nhớ phố phường _nhớ tất cả người thương trầm hương thoảng mẹ tay lần tràng hạt ta nghiêng xuống một lần nghe phố hát tiếng ngân buồn cho người lính phương xa mòn gót chân lấy cánh võng làm nhà Poncho gói xác chiều qua ngã xuống ta nghiêng xuống xin một lần hư đốn thân thể mòn chạy trốn một tương lai thằng lính nghèo làm gì có ngày mai nên chấp nhận quên em vào tay lạ ta nghiêng xuống cỏ vừa xanh như mạ tiếng khóc nào mang rời rã niềm đau... Lan Phi
 
 
Cọp về thành phố xem hoa nở Nhớ áo bông rừng trên thảo nguyên...
Cã lần say sưa bên người ngọc Đêm nay tâm sự với ngực trần..
cọp về phố núi lan rừng nở áo trận vui đùa trên ngực em

dimanche 27 septembre 2015

đứng trước biển...em thấy đời nhỏ bé
 hạt sóng vỗ bờ mang hạnh phúc đơn sơ
 hoàng hôn chậm sợi tơ vàng 
lên cát
 thuyền có về hay giấc mộng băng ngang
 
 sóng thêu dệt ước mơ ngày khô rát
 phố và người ai hiểu được lòng em
 đứng trước biển dâng nỗi niềm trầm mạn
nhức nhối lòng gió cào cấu đêm đen
 ngày đã khuất quá khứ vào năm tháng
 chạm tay rồi....nghe biển nhớ cong vênh
 anh như sóng cứa tim em đau nhói 
biển và người...giết em thật dịu êm... 
 
LP

samedi 26 septembre 2015

ANH NỢ EM _MỘT MÙA THU chân trần anh chạm lá thu nghe trong lời gió điệu ru qua mùa nồng nàn hơi thở nhặt thưa thu buông áo mỏng dư thừa mắt môi dài tay anh nối tuổi trời hỏi trong bóng lá thu ơi có sầu nhớ người lời hẹn mùa sau về đem tình lại thuở nào dấu yêu phải chi là nắng ban chiều ôm em tan loãng dặt dìu khói sương hóa thân nhánh cỏ bên đường trân châu líu ríu nhẹ vương áo tà hoàng hôn buông xuống la đà xin em nợ một thềm hoa giáo đường
ta say trong giấc mơ quá khứ có rượu...giai nhân ...phút diễm tình để khi tỉnh dậy hồn như đã chôn vùi trong bầu ngực lưu linh
 
ta mơ vạt áo vừa rơi xuống có những đường cong của núi đồi
 thon thả một lần trăng cúi xuống
 chợt hồn về trên đỉnh chơi vơi
 
ta mơ một góc vườn thu tái gom lá thu rơi nhón của trời ước vọng trùng khơi khi về lại hồ trường ...bạc tóc ....với thơ thôi 

vendredi 18 septembre 2015

VU VƠ


Sáng nay lá chuyển sang màu úa
Mưa trắng trờikhông cho mây bay
Đàn chim sẻ trốn trong vòm ngói
Lo một ngày vui chẳng trọn đầy.

*
Ta tính lên rừng xin ít quả
Đem về lót dạ trống ngày mưa
Sao thấy núi non buồn chi lạ
Lòng lo trái ngọt chửa vô mùa. 

*
Chợt thấy đời mình như loài chim
Mãi hoài lo những nỗi không tên
Trông mưa, trông nắng đầy nghi hoặc
Sợ cả cành cong lẫn nhánh mềm.

*
Lại thấy đời mình như loài sâu
Lặng thầm luồn lách giữa muôn dâu...
Đợi hôm hoá kén, mơ thành bướm
Để gọi là vui thoát ngục tù.



Trần Tuấn
...

mercredi 16 septembre 2015

PHỦ LẠI NHỚ NHUNG

 ta về hong lại tình côi cút một thuở hồn lên bỗng đậm đà
 thương tình lỡ dỡ em níu giữ 
biền biệt chờ người phương rất xa
*
 ta về đốt lửa hong ước vọng 
đã có một thời lạnh chiếu chăn
 tay ta ủ lại bầu ngực nóng
 chải bờ tóc rối úa rêu phong 
*
 ta về lối cũ nay mất dấu
 cái lạnh đầu thu đã chớm rồi 
ta về hong lại tình từ thuở 
tháng ngày em chờ đợi trong mơ 
 ta về đem trái tim tình sử phủ hết nhớ nhung của thuở nào
 
 Lan Phi

NẮNG MƯA PHONG LÁ THƯ TÌNH

. có một tấm thân bấy nhầy thương tật
 để dành cho em rất thật em ơi 
có một nỗi đau _đau rất tuyệt vời
 anh giữ lại để làm hành trang cuối
*
 có một cái nhìn chỉ trong một buổi
 mà nhớ thương theo đến suốt đời
 có hạt mưa trời trong suốt đang rơi
 thấy lấp lánh nụ cười em trong đó
*
 có cho nhau một tâm hồn bỡ ngỡ 
nhận được rồi em nhớ trả lời mau
 một cái nhìn một ánh mắt chạm nhau
 là cho hết biết bao nhiêu thương nhớ
*
 nắng bên em giữa mùa đang trăn trở
 mưa bên nầy thu đã ở sân sau
 nắng Sài gòn em cho hết tình đau
 mưa xứ Mỹ anh chôn vào nỗi nhớ
*
 em đâu đó gót hài trong nắng lụa 
xa lộ buồn anh chờ tạnh cơn mưa
 gói chút nắng trao cho anh nhung nhớ
 ướt áo tình anh phong lại giọt mưa......
 
 Lan Phi

mardi 15 septembre 2015

 
Pleiku mùa nầy dã quỳ không vàng nữa
 bởi vì anh đã biền biệt phương xa
 áo hoa rừng làm thương nhớ người ta
 em ngơ ngẫn nhớ ai từng góc núi
*
 Pleiku mùa nầy gió không còn mang bụi
 bầu sửa mẹ rừng đã trơ trụi từ lâu
 anh ra đi em mang một phiến sầu
 người em gài tìm đâu hình bóng cũ 
*
 Pleiku dạo nầy mưa hay ũ rũ vì nhớ người lính chiến đã viễn phương.... 
 
Lan Phi ...

dimanche 13 septembre 2015

có một vùng bình nguyên ngọt mật...

gọi ta về nơi chốn bình yên

có một dòng suối nguồn chân thật

trên ngực em quên hết ưu phiền

dimanche 6 septembre 2015

 
 
bước vào đi em bằng bước chân lưu luyến
 chỉ là hương hoa là thanh sắc của tình thơ
 là những chiều buông nhạt nắng hững hờ
 là bình minh rộ trên ngàn tia sắc tím
 nầy thơ đón em bằng trái tim tinh khiết
 để bút nghiêng tìm lại tuổi hồn nhiên
 trời nghiêng về em đất nghiêng về anh
 ta vẽ lại một tinh cầu thuở ấy..
 
Lan Phi

lundi 31 août 2015

CẢM TÁC CHO BẦU NGỰC THÔI MIÊN


thơm hơi bầu ngực thiên đàng
tay em gối mộng rải ngàn hương đêm
ta đi tìm cõi vô biên
tìm trên thân ngọt nghe mềm nhớ nhung
 
*
rèm hoa vũ khúc chung thân
nhẹ tay nâng nguyệt  bần thần dung nhan
hỡi ơi tuyệt phẩm trần gian
hòa trong hương thở bàng hoàng thịt da
 
*
trắng ngần em giũ lụa là
từ trong tiếng ngọc là ngà tái sinh
vàng tơ ảo ảnh cựa mình
khép đôi mi ướt chờ tình môi thơm
 
*
thảo nguyên ẩn dấu linh hồn
suối khe rêu ướt dỗi hờn thủy tinh....
Lan Phi
***
Thôi miên anh bằng bầu ngực em tròn
từng run rẩy dưới bàn tay lính trận
anh và em_gặp nhau có vài bận
 mà sao giòng xúc cảm nổi triều thần
*
Nhắm mắt nghe _như cuộc đời dừng lại
phún thạch nào bừng bừng cháy đôi tim
nên thâu đêm cho nhau hết cuộc tình
mai ai biết mất còn sau ly biệt
*
Yêu vài đêm cần gì hỏi tên_tuổi
đời em dơ nhưng trinh tiết tâm hồn
đôi môi em, chưa ai đặt môi hôn
vậy mà tối nay dành anh trọn vẹn
*
Mình gặp nhau, chưa bao giờ hò hẹn
tại chiến tranh mình gần lại với nhau
thật bất ngờ_anh là người tình đầu
và anh cũng sẽ là người tình cuối
*
Thì đêm nay mình chìm trong đắm đuối
mai anh xa _ buồn khỏi nói lính ơi
em cầu xin được gặp lại một ngày
dù có phải nát thây vì bom đạn...
*
Nụ hôn chót để mai ra chiến trận
là dư hương và kỷ vật trao thân
đầy nóng bỏng...những ân cần tình tứ

đông hương