dimanche 27 avril 2014

RỒI EM SẼ QUEN


    
1
rồi sẽ quên và em sẽ quen
những cơn buồn trong giấc ngủ đêm
vì nhớ thương từ một cái tên
đã yêu em trong tình huyền thoại

rồi sẽ quen vì em chẳng quên
những dòng thơ ru em từng đêm
khi chuyện tình hằn sâu trong tim
nặng bờ mi những dòng nước mắt

*

rồi sẽ quên và em sẽ quen
những lời thơ trêu em từng đêm
đã làm em thôi cơn hờn ghen
khi biết tình chỉ là huyền thoại

rồi sẽ quen vì em chẳng quên
hình bóng anh trong mơ từng đêm
ru môi ngoan nhịp tim dịu êm
bờ mi thôi chợt dòng nước mắt

*** 2
rồi sẽ quên và em sẽ quen
những cơn buồn trong giấc ngủ đêm
đã yêu em trong tình huyền thoại
vì nhớ thương từ một cái tên


rồi sẽ quen vì em chẳng quên
những dòng thơ ru em từng đêm
nặng bờ mi những dòng nước mắt
khi chuyện tình hằn sâu trong tim

*

rồi sẽ quên và em sẽ quen
những lời thơ trêu em từng đêm
khi biết tình chỉ là huyền thoại
đã làm em thôi cơn hờn ghen


rồi sẽ quen vì em chẳng quên
hình bóng anh trong mơ từng đêm
bờ mi thôi chợt dòng nước mắt
ru môi ngoan nhịp tim dịu êm

*** 3
vì nhớ thương từ một cái tên
đã yêu em trong tình huyền thoại
rồi sẽ quên và em sẽ quen
những cơn buồn trong giấc ngủ đêm


khi chuyện tình hằn sâu trong tim
nặng bờ mi những dòng nước mắt
rồi sẽ quen vì em chẳng quên
những dòng thơ ru em từng đêm

*

đã làm em thôi cơn hờn ghen
khi biết tình chỉ là huyền thoại
rồi sẽ quên và em sẽ quen
những lời thơ trêu em từng đêm


ru môi ngoan nhịp tim dịu êm
bờ mi thôi chợt dòng nước mắt
rồi sẽ quen vì em chẳng quên
hình bóng anh trong mơ từng đêm
 
rồi sẽ quen vì em chẳng quên
những dòng thơ ru em từng đêm
rồi sẽ quên và em sẽ quen
những cơn buồn trong giấc ngủ đêm

Cao Nguyên

KHÁT


chắc tại mưa, nên buồn em trĩu nặng
bờ mi xinh, đẫm nước mắt, bao giờ
từ yêu anh, lòng chưa hề tĩnh lặng
giấc ngủ nào, em chẳng khóc trong mơ ?

đầu tháng sáu, Sài Gòn mưa nặng hạt
buồn len chân, ngơ ngác giữa dòng xe
gió lay mạnh, lá me bay xào xạc
nắng thèm mưa, em khát một vòng tay !

Cao Nguyên

samedi 26 avril 2014

BUỔI GIỚI THIỆU TẬP THƠ THAO THỨC


Kính thưa quí niên trưởng và quí bằng hữu
Cao Nguyên kính mời quí vị đến tham dự buổi giới thiệu tập thơ "Thao Thức" viết về quê hương trong Tháng Tư buồn với Dòng Thơ Lưu Vong .
Buổi giới thiệu tác phẩm được tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày 25/5/2014 tại Nhà Việt Nam: 308 Hillwood Eve - Falls Church - Virginia (VA 22042) .
Sự hiện diện của quí vị là niềm khích lệ vô cùng quí báu với tác giả .
Thân kính chúc quí vị và gia đình luôn an vui và hạnh phúc .
Trân trọng,
Cao Nguyên



"... Qua hơn 200 bài thơ trong tập thơ Thao Thức, tôi muốn chia xẻ cùng quí vị những gì mà một người Việt Nam, vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của cuộc chiến bảo vệ quê hương . Tôi chia xẻ cùng quí vị về nỗi đau nhức nhối từ những vết thương của Đất, của Người . Tôi cũng chia xẻ cùng quí vị niềm hy vọng của những người Việt Nam luôn mong muốn quê hương mình sẽ được tái tạo từ những xanh thơm của ruộng vườn, sự khang trang của phố thị, những thơ mộng của núi sông . Hơn thế nữa là sự phục hung nền kỷ cương đạo đức luân thường do Tổ Tiên dựng xây và lưu lại, sau sự tàn phá không thương tiếc của tập đoàn thống trị trên quê hương mình hôm nay .

Còn đâu một đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến với niềm tự hào của giòng giống Lạc Long! Còn đâu một thành phố Sài Gòn với tên gọi Hòn Ngọc Viễn Đông! Tất cả đã bị “lăng trì” bởi tiếng nổ kinh tâm trong ngày 30 tháng 4 năm 1975!

Rơi vang một tiếng nổ bùng

Thắt ngang nước Việt một vòng khăn tang! ..."
(Trích Lời Ngỏ)

Photo: Lời Ngỏ vào thi phẩm THAO THỨC    Sự tàn khốc của cuộc chiến là một định đề kết nối bằng những chuỗi đau thương của bao nhiêu triệu người ngã xuống chỉ trong hai mươi năm của cuộc chiến Quốc – Cộng . Sự thổn thức khơi chảy những dòng lệ đỏ gồm nước mắt và máu của những con tim vỡ theo nức nở của tiếng khóc ngậm ngùi khi phải làm nạn nhân và chứng nhân trong những cuộc thảm sát của tập đoàn quân Cộng Sản chỉ biết thù hận và hủy diệt . Hủy diệt tình người, hủy diệt mặt đất, hủy diệt cả nền văn hóa dân tộc .  Thử hỏi quí vị, một người cưu mang
 chữ  nghĩa phải   đi như thế nào dưới sự khắc nghiệt của chiến tranh và sự hủy diệt mà không bị gục ngã? Phải



Lời Ngỏ vào thi phẩm THAO THỨC:

QUÁN GIÓ

Photo : Quán Gió

http://www.box.com/s/kcd5g12nyi7n8u2dfmvq 
thơ caonguyên.phổnhạc&trìnhbàydzuylynh 
album việtnamminhchâutrờiđông.Jan.30.2012 

ngồi đây nghe tiếng vó câu 
vang sâu thẳm, đáy cốc sầu rượu xưa 
chiến bào, màu hổ phách khua 
kiếm loang loáng sáng, đắng thừa chạm môi! 

ngồi đây ngắm cuộc lỡ, bồi 
trên thành quách cũ, nhói lời sử ca 
vỗ đêm rộn nhịp sơn hà 
đàn buông âm cuối, vỡ òa khúc mê! 

ngồi đây đếm cuộc đi, về 
trong lời thơ viết bên lề nhân sinh 
đi qua mười ngón nhục hình 
về trên gót rỗ ân tình bể dâu! 

ngồi đây nhắc chuyện công hầu 
rềnh rang nhân ảnh qua cầu khói sương 
chậm nhanh chung một lối đường 
lợi danh nặng nhẹ, cũng dường ấy thôi! 

ngồi đây, quán gió giữa trời 
rượu - hương nhật nguyệt, trà - lời cổ thi 
ngắm, nghe, nhắn với về, đi 
ta còn nợ khúc tương tri cùng người! 

Cao Nguyên
http://www.box.com/s/kcd5g12nyi7n8u2dfmvq
thơ caonguyên.phổnhạc&trìnhbàydzuylynh
album việtnamminhchâutrờiđông.Jan.30.2012

ngồi đây nghe tiếng vó câu
vang sâu thẳm, đáy cốc sầu rượu xưa
chiến bào, màu hổ phách khua
kiếm loang loáng sáng, đắng thừa chạm môi!

ngồi đây ngắm cuộc lỡ, bồi
trên thành quách cũ, nhói lời sử ca
vỗ đêm rộn nhịp sơn hà
đàn buông âm cuối, vỡ òa khúc mê!

ngồi đây đếm cuộc đi, về
trong lời thơ viết bên lề nhân sinh
đi qua mười ngón nhục hình
về trên gót rỗ ân tình bể dâu!

ngồi đây nhắc chuyện công hầu
rềnh rang nhân ảnh qua cầu khói sương
chậm nhanh chung một lối đường
lợi danh nặng nhẹ, cũng dường ấy thôi!

ngồi đây, quán gió giữa trời
rượu - hương nhật nguyệt, trà - lời cổ thi
ngắm, nghe, nhắn với về, đi
ta còn nợ khúc tương tri cùng người!

Cao Nguyên

TỰ SỰ



Chưa tàn Xuân đã bừng cơn nắng Hạ!
Trái gió, trở mùa, hay Trời, Đất cuồng quay?!
Chạnh nhớ Xuân xưa hồng đào lã chã
Khóc cuộc ly tan, xót cảnh đọa đày!


Tử Sĩ liều thân viết trang sử cuối
Máu nhuộm đường quê! Máu đẫm phố phường.
Sống vẹn câu thề. Thác vì sông núi
Thành cát bụi nằm hôn đất quê hương.


Sóng thời gian không chỉ miên man vỗ
Vụn vỡ thanh âm, tan loãng hương nguyền
Dài tay níu nhánh phiền khua bóng đỗ
Nghe ngày đêm dồn dập nhịp sầu miên.


Thân chốt thí lấy tim treo đầu súng
Ván cờ lui tan tác mảnh chinh y
Máu oan khiên quyện thành dòng hận sử
Ngậm ngùi trôi vào bóng tối A tỳ.


Định mệnh nào đưa sóng cuồng dậy bến?!
Biển tang thương. Sông đục nhánh phù sa
Vỡ tràn đê, gãy cả gánh sơn hà
Mùa kiếp nạn. Người trần thân. Trời hỡi!?


Đã qua bao mùa thương trên bến đợi
Nhánh sông neo vũng cạn tận trời xa
Những con nước tiễn người qua đất mới
Vẫn chờ trông thuyền ngược bến quê nhà.


Đang còn Xuân mà trời như rất Hạ
Nhớ năm xưa nắng quái chẻ đường mây
Rồi sẽ đến một ngày: từ muôn ngả
Cánh thiên di tung gió ngược...gom bầy!

Huy Văn- Mũ Nâu

vendredi 25 avril 2014

NHỮNG NGÀY TÀN

 
Ta thách đố giữa trời cao đất rộng
Sớm nắng chiều mưa ngất ngưởng thời gian
Đời gang tấc tiếc gì muôn trừ cộng
Mặc núi cao gió lộng biển thăng trầm
 
Vai gánh nhẹ hờn giang sơn chĩu nặng
Chiến chinh tàn ngơ ngác nỗi điêu linh
Ta để lại di ngôn dòng mực trắng
Mặc trần gian chân bước tận vô minh
 
Cuối tháng Tư người đi vào địa ngục
Giòng máu khô sông cạn lửa hung tàn
Ngàn bia mộ xếp hàng cùng ô nhục
Người gặp người ngơ ngác với khăn tang
 
Biển vô tận thuyền trôi về bến khóc
Những xác chìm trôi ngược trốn quê hương
Người lính chiến lênh đênh như cỏ mục
Biết về đâu vai áo bạc phong sương
 
lh Cổ Thụ

mardi 22 avril 2014


 dans Anniversaire ryp_title4
Histoire d’un brin de muguet
Depuis plus de quatre ans que je suis prisonnier.
Mes jours heureux, sont, quand je reçois du courrier.
Les lettres sont pourtant presque toujours les mêmes.
Je suis en bonne santé, te souhaitant de même.
Puis invariablement pour terminer, toujours.
Je conserve l’espoir de ton prochain retour.
Mais, dans un coin d’une lettre que j’ai reçue.
Un petit brin de muguet y était cousu.
Vraiment, c’est enfantin d’envoyer ce muguet.
Je pourrais en avoir, ici, tout un bouquet.
Qui ne serait pas fané comme celui-ci !
Dans les bois allemands, le muguet pousse aussi.
Et, comme pendant un moment, je restais là.
Soudain, le petit brin de muguet me parla.
- Excuse, me dit-il, si j’ai triste figure.
Pourtant, si tu savais, j’étais beau je t’assure.
Tu as l’air d’en douter, tu ne veux pas me croire ?
Je vais, pour te convaincre, conter mon histoire.
D’abord, j’ai vu le jour là-bas, très loin d’ici.
C’est sur le sol français qu’un matin j’ai fleuri.
A l’ombre des grands bois, au milieu d’autres fleurs.
J’ai vécu, sans savoir que c’était le bonheur.
Je buvais, le matin, la rosée bienfaisante.
Je puisais dans le sol, nourriture abondantes.
Je voyais, le ciel bleu, la lune ou les nuages.
Je voyais, le soleil à travers le feuillage.
C’est lui qui me chauffait de ses rayons ardents.
Ainsi, rapidement, j’ai pu devenir grand.
Comme il faisait bon, comme tout était beau.
Nous avions chaque jour, le concert des oiseaux.
Tu as dû, toi aussi, l’écouter, autrefois.
N’est-ce pas, qu’il faisait bon vivre dans ces bois ?

J’aurais dû ne jamais rien désirer de plus.
Pourtant je subissais l’attrait de l’inconnu.
Je pensais que peut-être, je serais cueilli.
Comme porte-bonheur, et j’en étais ravi.
Une dame, en passant, devina mon désir.
S’approchant doucement, elle vint me cueillir.
Me prenant dans sa main, avec d’autres muguets.
Nous formions à nous tous, un superbe bouquet.
Qu’auprès de son visage elle approchait souvent !
Humant notre parfum tout en nous contemplant.
Chez elle dans un vase à demi rempli d’eau.
Pour conserver longtemps ce muguet frais et beau.
Nous avons parfumé ce qui nous entourait.
Dans cet appartement coquet, je me plaisais.
Mais quand, le lendemain, parmi les plus jolis.
Qu’elle avait mis à part, c’est moi qui fût choisi.
J’étais heureux et fier d’être le préféré.
J’entrevoyais, pour moi, l’avenir tout doré.
Puis au coin de la lettre, où je suis maintenant.
La dame m’a placé, cousu, soigneusement.
Avec des gestes tendres, n’osant m’effleurer.
Tout comme si j’étais une chose sacrée.
Puis elle contempla ce travail achevé.
Vérifiant pour que rien ne soit détérioré.
Alors en se penchant, je m’en souviens toujours.
Elle me donna pour toi, un doux baiser d’amour.
En me murmurant, va, toi, qui porte-bonheur.
Va, donner ce baiser à l’élu de mon cœur.
Qui, dans les barbelés dont il est entouré.
Est privé de caresses depuis des années.
Ainsi dans la lettre pliée, je suis parti.
Mais, tu peux savoir tout ce que je souffris.
Depuis ce moment pour arriver jusqu’à toi.
Le tampon des postiers m’écrasa maintes fois.
Je fus aussi jeté, bousculé, rejeté.
Écrasé sous de lourdes piles de paquets.
Je suis resté des jours, peut-être des semaines.
Entassé dans des pièces sombres et malsaines.
Mon parfum s’échappait par toutes mes blessures.
Vingt fois, j’ai cru mourir, mais j’avais la vie dure.
J’ai cru aussi deux fois que j’étais arrivé.
La lettre, brusquement, se trouva dépliée.
Mais c’était fait par des personnes étrangères.
Qui ont lu, et relu, ta lettre toute entière.
Devant tant d’indiscrétion, j’étais indigné.
Pourtant je dois te dire que nul ne m’a touché.
Avec le doux baiser que j’ai reçu chez toi.
J’ai conservé un reste de parfum pour toi.
Mais, tu es impassible. Me suis-je trompé ?
N’est-ce donc pas à toi, que j’étais adressé ?
Pourtant, j’en suis certain, là-bas, sur le buffet.
J’ai vu, ta photo, près du bouquet de muguet.
Sur ce, le brin de muguet, cessa de parler.
Et moi, un peu confus, je m’en suis approché.
C’est vrai, que du parfum s’en exhalait encore.
Non pas, le doux parfum de fleur qui vient d’éclore.
Cependant cette odeur m’a quelque peu grisé.
Le papier de la lettre en était imprégné.
Et sur mes lèvres, j’ai senti, il m’a semblé.
Recevoir la caresse de ma bien aimée.
J’en étais tout ému, je ne puis l’expliquer.
Aussi c’est bête, voyez-vous, mais j’ai pleuré !

Pierre Julien

vendredi 18 avril 2014

TÚY TÂM KIẾM


xưa tráng sĩ
“dưới trăng mài kiếm”
nay ta thức dưới đèn cao áp
mài dao
dao rọc giấy không cần mài bén
chỉ để rọc thơ tình
em gởi lúc chiêm bao

thơ em gởi thuở tròn trăng mười sáu
bốn mươi năm ta mới nhận một lần
tem sờn rách
và giấy vàng như lụa
cũ kỹ như tình
chôn kín
mấy ngàn năm

xưa em uống càn khôn bên tịch cốc
cho ta say lúy túy giữa vực sâu
trăng mỹ tửu
cuồng ca nơi triền dốc
kiếm vô tình
xuyên thấu
mảnh tim đau…

nguyễn chinh

vendredi 11 avril 2014

EM VỀ PHỐ CŨ



(mời bấm lên ảnh để nghe bài hát)



e m v ề p h ố c ũ
đônghương|dzuylynh
album Cánh Thiên Di


một ngày buồn tênh, em về trên phố
mênh mang mênh mang, lòng phố tiêu điều
một lời dấu yêu, mênh mông dịu vợi
một vùng gió Thu mưa rơi thật vội

*
một ngày đầu tiên, em chào mây rối
con tim đơn côi, tìm bóng hôm nào
mịt mờ cánh âu bay qua biển rộng
tìm về dấu chân anh cho môi muộn phiền
một lần ... xa ... rồi quên ...

*
một ngày hồn nhiên, em từ thơ ấu
mang theo mong manh lời hứa cau trầu
để rồi nắng qua Đông sang trở lại
nhìn mình hoá trang trên môi khờ dại
cho hạt lệ âm thầm rơi nhanh rơi nhanh

*
anh đi rồi, anh xa rồi!
lòng chiều bối rối, dáng phố quên vui
đàn chim sẻ cũ và mùa Đông nào xa xôi...
tim em hóa đá trên lề phố hôm nay
thành phố vừa lên đèn
bóng một loài hoa mong manh
run run trong gió hoàng hôn
vỡ những nhịp đau
bờ môi luống cuống
nhìn bước chân ngõ xưa mỏi mòn
chợt quên mất tên nhau
để rồi chợt quên mất tên nhau ...
đht

mercredi 9 avril 2014

QUẢ TIM CỦA ĐÁ


Anh có biết linh hồn vụt mất
Khoảnh ngày trôi, chìm biển mây mờ
Lòng đá vỡ từ nghìn năm day dứt
Quả tim buồn lắng đọng thành lời thơ

Em có biết lời tình mỏng sợi tơ
Trì khoảng trống nơi lòng tim nóng hổi
Để nghìn năm đá thật lòng vẫn đợi
Lời tình yêu theo cõi gió quay về

TA140409Trầm Nhi

mardi 8 avril 2014

HUYỀN THOẠI ĐỜI



vào cái lúc anh đối đầu sự chết
em chào đời với tiếng khóc gian nan
hai cuộc đời, một vòng quay khắc nghiệt
anh làm thơ bên bờ huyệt điêu tàn

vào cái lúc em sắp hàng mua thịt
anh lang thang vào mù mịt mưu sinh
hai cảnh sống, một chuỗi buồn da diết
đêm du ca giữa khánh kiệt lời tình

vào cái lúc em biết mừng mà khóc
anh chợt tin sự thật lẫn trong mơ
hai cảm nghĩ, một mạch chờ tất bật
cùng gom dòng quay quắt để hong thơ

vào cái lúc em chờ, anh mất hút
chỉ giữa mây còn nét mực giăng tơ
chút nắng ấm xuyên dòng thơ rọi ngực
cũng hồng lên huyền thoại những vu vơ !

Cao Nguyên

dimanche 6 avril 2014



Cao Nguyên và tác phẩm THAO THỨC:

A - Tác Giả:

Có thể, Bạn đã gặp Cao Nguyên từ nửa thế kỷ trước trong Cổ Thành Pleime, hoặc trên một góc rừng già của cao nguyên Lâm Viên, trên một bến sông của miền duyên hải Trung Phần Việt Nam.
Nhưng thời gian và nơi chốn có gì quan trọng?
Tôi chỉ muốn không nhắc mà vẫn nhớ những mùa Trăng xao xuyến lòng người, những ngọn lửa đốt đời thành tro bụi, những ân tình mãi đuối mắt nhìn theo, những rung cảm tận cùng của nồng nàn và cay đắng!
Từ chỗ Có rồi Không, Không rồi lại Có của những mối Ân Tình sống mãi ôm, chết không chịu bỏ. Dẫu đó là Hạnh Ngộ của vòng tay ôm, của lời chạm mặt... Hay chỉ như tiếng vọng của Tri Âm từ một Cõi Ảo của Net nhắn gọi nhau qua âm sắc của ngôn từ... Tất cả đều nhiệt thành và nồng ấm, có thể làm tan mùa tuyết lạnh trên vùng đất tạm dung cho cái Vóc Trần. Làm rực nóng lên những tâm hồn chỉ biết thích nghi trong môi trường Tình Yêu và Khát Vọng sống vì Người và Quê Hương.
Net chỉ là phương tiện chuyển đạt, Cao Nguyên mới là cái tên mà những người bao năm cũ đã gọi, bây giờ biết Nó vẫn còn đây. Vẫn còn cái nhiệt huyết của một bóng người đứng bên Thác Mơ của những hoàng hôn, ngậm trên môi những lời du ca, thèm được ngân lên trên nền trời khát vọng vô biên hào phóng tình người.

@

Trên hành trình Thơ, những con chữ cứ ngẫu hứng đi theo. Người điều khiển con chữ đôi khi nhìn lại, đã có lúc ngạc nhiên về chữ nghĩa của chính mình.
Chân Thành – Lãng Mạn
Với duy nhất một điều là sợi chỉ Tình đi xuyên suốt qua dòng nghĩ, ý chuyển thành lời cho mỗi gởi gấm ân tình giữa Người và Người, giữa Người với Quê Hương, Nguồn Cội .
Đôi khi cũng bất ngờ, từ một Tin Nhắn hay từ một Email do Bằng Hữu gởi đến với vài dòng (hoặc vài chữ) cảm nhận về thơ của mình. Thật sự đã làm Cao Nguyên cảm động với thịnh tình mà bằng hữu và anh chị em khắp nơi ưu ái tặng cho sau khi ghé mắt vào dòng thơ ấy. Những lời nhắn gởi này là những dấu ấn khó quên đối với tác giả.
Nhân đây cũng xin chân thành cảm ơn những bạn thơ yêu thích thơ Cao Nguyên, đã chọn và tải một số thơ lên các diễn đàn online: luongsonbac.com, viet.no, thuvienmaivo.com, thoca.net, hontho.net, ngotrucdonghuong.blogspot,huyền thoại sông trăng mientayonline.net …

Trân trọng,
Cao Nguyên.

PHỐ NÚI PLEIKU

NHỮNG TÂM HỒN NGHỆ SĨ





NGUYỄN ĐOAN TUYẾT


Quý vị đang nghe
Còn Một Chút Gì Để Nhớ

Không biết chính xác là từ bao giờ, có thể là từ khi ca khúc Còn một chút gì để nhớ (xin được nói sau) ra đời, nói đến Phố núi là người ta biết đó là Pleiku- một thành phố nơi cao nguyên đất đỏ với đồi dốc “đi xuống, đi lên”, có cây xanh và sương mù lãng đãng. Thế nhưng không phải ai cũng biết nơi đây đã từng in bao dấu chân của nhiều tâm hồn lãng tử và tao nhân mặc khách. Do sự hạn chế về nhiều mặt nên còn nhiều văn nghệ sĩ chưa được nói đến ở đây, rất mong được thứ lỗi
Người mà tôi muốn nói đến đầu tiên đó là nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Ông tên thật là Lê Minh Lộc, còn có tên là Lê văn Lộc, là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc tại Sài gòn, miền Nam Việt Nam trước 75. Từ Đà lạt lên Pleiku dạy học ( trong kí ức của những người Pleiku năm cũ vẫn còn nhiều người nhớ tên thầy Lộc), năm 1960 ông viết bản nhạc đầu tay “ Buồn đến bao giờ” tại đây. Có lẽ vì sống xa nhà nơi phố nhỏ buồn hiu trong những ngày mưa kéo dài đã tạo cảm hứng cho nhạc phẩm này chăng .

“ Trời mưa mãi mưa hoài, thần tiên giấc mơ dài, vào cuộc đời sỏi đá biết mình si mê. Buồn ơi đến bao giờ, còn thương đến bao giờ…vòng tay đã buông rồi, chán chường in trên nét môi…”.

Trong nỗi buồn không biết đến bao giờ ấy, ta bắt gặp một nỗi khát khao được yêu và được sống đến “si mê” dưới lớp vỏ có vẻ “chán chường” của người nghệ sĩ.
Sau ông về lại Đà Lạt và Sài gòn cùng với người bạn tình- nổi tiếng là một đôi tình nhân song ca (với nghệ danh Lê Uyên và Phương). Dòng nhạc Lê Uyên Phương không đi sâu vào triết lí hay thân phận của con người, không dính dáng tới thời cuộc mà chỉ đơn giản ông là một nhạc sĩ của tình yêu với những tình khúc lãng mạn, nồng nàn, đam mê và đầy ám ảnh, trở thành thần tượng của giới trẻ thời bấy giờ. Ngoài nhạc phẩm đầu tay viết tại Pleiku mà ca từ và giai điệu rất tiêu biểu cho dòng nhạc của ông, còn có những ca khúc nổi tiếng khác như: Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Tình khúc cho em, Vũng lầy của chúng ta…
Sống cùng thời với Lê Uyên Phương ở Pleiku còn có thầy giáo- nhà thơ Kim Tuấn. Ông tên thật là Vĩnh Khuê, thuộc dòng dõi hoàng tộc ở Huế lên Pleiku dạy học và làm thông dịch viên vào đầu thập niên 1960. Có lẽ trong những thành phố đã từng in dấu chân Kim Tuấn thì Pleiku là nơi ông đã nặng lòng nhiều nhất với những bài thơ mang dấu ấn sâu đậm của một thời tuổi trẻ ở vùng đất này, với thân phận con người và tình yêu trong thời chiến mà Pleiku luôn là một điểm nóng:

… Buổi chiều ở Pleiku những cây thông già đứng lên cùng bụi mù
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn phút nào để nói yêu em

… Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em?
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu…
( Buổi chiều ở Pleiku- 1960 )

Là một người tuổi trẻ mà phải theo gia đình lên sống ở nơi phố nhỏ buồn hiu hắt nên vào buổi chiều, nhà thơ thường thơ thẩn đi dạo dưới rừng thông xanh, để nghe nỗi cô đơn âm thầm theo từng bước chân mình, để nghe nhạc thông vi vu và ngắm “hoa vông rừng” nhẹ bay như tuyết trắng xóa. “Hoa vông rừng” trong thơ Kim Tuấn có lẽ đó là trái cây hoa gạo (còn gọi là hoa pơlang) khi chín nứt bung ra bay nhẹ nhàng trong không gian như bông tuyết, một hình ảnh gợi cảm trong bài thơ Kỉ niệm mà sau đó được nhạc sĩ Y Vân phổ thành nhạc phẩm Những bước chân âm thầm sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Xin trích một số đoạn trong bài thơ:

Từng bước, từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Hai đứa nhiều nuối tiếc

Sương mù giăng mấy đồi
Tay đan đầy kỉ niệm
Mưa giữa mùa tháng năm
Dật dờ cơn gió thổi

Một tháng không trăng rằm
Mây núi ôm trời thấp
Giá rét về căm căm
Cao nguyên mù đất đỏ

Từng bước từng bước thầm
……
( 1960 )

Bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” cũng ra đời trong thời điểm này nhưng phải đến khi ông về Sài Gòn mới được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc có tên là “Anh cho em mùa xuân”- là một trong những bản nhạc xuân nổi tiếng
Ngoài ra, còn nhiều người thầy khác cũng đã để lại cho Pleiku và các thế hệ học trò những sáng tác mang dấu ấn của một thời. Trong số đó, phải nói đến thầy giáo dạy nhạc- nhạc sĩ Hoàng Châu, bạn tâm giao với nhà thơ Kim Tuấn. Người nhạc sĩ của Phố núi năm xưa có đến hơn 400 ca khúc, trong đó có nhiều bản ông phổ thơ Kim Tuấn, Vũ Hoàng, Cao Thoại Châu…nhưng tiếc là chưa được xuất bản. Có lẽ ông thiếu cơ duyên để đến với công chúng như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Ông lại nổi tiếng với tiết mục vừa thổi sáo bằng mũi vừa hút hai điếu thuốc mà báo chí đã đưa tin.
Và đây là nỗi niềm của thầy giáo- nhà thơ Cao Thoại Châu khi chia biệt một cô bạn gái ở Pleiku trong bài thơ Để nhớ lúc Trâm xa, ghi lại một kỉ niệm đáng nhớ trong đời thầy:

Chiều nay tôi vừa tiễn một người
Có điều gì mất đi trong tôi
Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi

Hay cái nhìn đầy lạ lẫm về một Pleiku xưa khi thầy lạc bước đến đây

Phi trường đứng co ro như cái ghế
Cho ta ra nhìn xuống đồng bằng
Đêm nghe gió tưởng mình là lính thú
Dù ta không mặc áo trận bao giờ

Thầy giáo-nhà thơ Lê Nhược Thủy lại cảm nhận Pleiku một cách gần gũi và lãng mạn :

…Thị xã nhỏ ngỡ bàn tay em, quyến luyến
Mỗi bước chân bậc đá gập ghềnh
Gió mùa khô xoáy tròn bụi đỏ
May mà tôi nhận ra em.

Pleiku như choàng áo ấm về đêm
Con đường nào cũng là công viên hò hẹn
Chỉ lạnh mỗi lần em không đến
Dù vòm thông che kín gió trời
( Pleiku thân yêu )

Bên cạnh tiếng đàn tơ-rưng trong như tiếng suối còn có những đêm hội cồng chiêng âm vang cả núi rừng mà một người yêu văn nghệ như thầy đâu dễ bỏ qua

Dài theo con suối dòng sông
Bay theo ngọn gió phiêu bồng thảo nguyên
Lượn theo đôi cánh tay mềm
Vòng xoan em nhảy lửa đêm bập bùng
Lan xa xa mãi ngàn trùng
Lại về với cõi vô cùng trong ta
Pleiku ơi, nhớ thiết tha
Cồng chiêng vang vọng ngỡ là bên em
( Đi giữa tiếng chiêng cồng)

Dù đang sống và làm việc ở Sài Gòn từ lâu, thầy vẫn luôn quay về theo nỗi nhớ ấy
Vừa qua, Festival Cồng Chiêng Quốc tế lần thứ nhất được tổ chức năm 2009 tại thành phố Pleiku gồm nhiều đoàn cồng chiêng trong nước và những nước có cồng chiêng trong khu vực đã góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng giàu bản sắc của Tây nguyên, và cũng để nuôi dưỡng những loại hình văn nghệ khác
Sống cùng thời với các văn nghệ sĩ nói trên nhưng thuộc thế hệ học trò còn có nhà thơ Đào Hữu Thức , quê anh ở Tuy Phước- Bình Định, có một thời trung học đầy ắp kỉ niệm với mảnh đất “ nắng bụi mưa bùn” được thể hiện thật giản dị mà trữ tình, trong sáng qua tập thơ “Pleiku nhỏ” của anh :

Pleiku nhỏ- là ngày ta vừa lớn
Thời đất trời bát ngát, mênh mông
Ta dân ruộng: nước lu, chân đất
Pleiku quê- mình còn quê hơn
( Pleiku nhỏ ) Pleiku có thời là của chúng ta
Của ta và em cùng bạn bè mới lớn
Em hãy nhớ nếu có ngày ta vắng
Pleiku còn có chút tình nhau
( Nếu ta vắng )

Sau này về sống và sáng tác ở Đà Lạt, anh luôn nhớ về Pleiku trong sự tương đồng gần gũi

Chẳng nơi nào như Pleiku
Đã mưa là cả tuần không dứt
Đã lạnh chẳng khác gì Đà Lạt
Lạnh cho con gái môi hồng

nhưng làm sao quên được Pleiku vì ở đó đã gặp được “em”:

Mưa nắng Pleiku rất lạ đã đành
Em cũng vậy, cứ nửa Kinh nửa Thượng
Có mộc mạc lẫn trong lịch lãm
Cái vô tư phảng phất dịu dàng
( Pleiku thương)

Bùi Ngọc Thành lại yêu những gì rất riêng của Phố núi đã níu giữ chân anh đến trọn cuộc đời

Ta cứ ngỡ đêm khởi đầu lễ hội
Hồn rộn ràng, choáng ngợp tiếng đàn T’rưng
Mai phố thị ta về - em ở lại
Biển Hồ xanh một đoá ngọc lưu ly
Nghiêng ché rượu uống trăng vàng sóng sánh
Nhịp cồng chiêng níu lại bước chân đi
(Biển Hồ dạ khúc )

Rượu và bạn sẽ làm ấm lòng nhau trong cái giá lạnh của cao nguyên và… dường như cả đất trời cũng vào cuộc

Trời đã lạnh cắc cớ gì không nhậu
Mây đỉnh trời nhúng xuống đáy truông sâu
Hoa chín đỏ bên suối rừng tê tái
Cắc cớ chi không ngất ngưởng bên cầu?
( Cuối năm ngồi nhậu )

Hoàng Trần (bút danh của Trần Hoàng) cũng là một thi sĩ học trò từ những năm còn học trung học ở Pleiku, một cây bút sôi nổi trong báo chí học đường- có lẽ đang bước vào tuổi chớm yêu với những vần thơ nhuốm màu hư ảo :

Thắp nến cho hồng đêm hóa thân
Gọi ai sầu rụng biết bao lần
Em chưa về đến nên đời quạnh
Lá cỏ khô vàng đau bước chân

....Chuông dứt đêm tàn ta chợt tỉnh
Tiếng hát còn nghe tận chốn nào
Tình yêu sương liễu – Ta buồn quá
Chụp ánh triều dương ngã té nhào
( Bài gởi một loài liễu sương- 1972)

Sau 75, Hoàng Trần từ biệt Phố núi, từ năm 1979 đến nay là giảng viên Ngôn ngữ học và Logic học trường ĐHSP thành phố HCM, tiếp tục làm văn nghệ ở đó nhưng Pleiku vẫn luôn là “một cõi đi về” của anh với nỗi niềm hoài cảm không nguôi về người xưa chốn cũ

Phố trong sương và em cũng trong sương
Sương và phố quyện vào em lãng đãng
Cả thành phố bềnh bồng trong biển trắng
Chỉ cây thông là mãi dáng phong trần
( Sương phố- 1994 )

Đúng vậy, chỉ những cây thông già còn sót lại là nhân chứng của bao cuộc đổi dời làm chạnh lòng cho những ai vốn nặng lòng với Phố núi- dù đang sống nơi góc biển chân trời nào
Khung cảnh hoang sơ mà gợi cảm của Pleiku xưa đã nẩy nở những tâm hồn nghệ sĩ. Cuộc sống còn đưa đẩy nhiều khuôn mặt văn nghệ khác đến với Pleiku, chuyên và không chuyên . Chuyên nghiệp như nhà văn Mai Thảo với Ôm đàn đến giữa đời, viết về Pleiku và quán cà phê với cái nhìn của người lính ở chế độ cũ. Nói đến Pleiku còn phải nói đến thân phận những kẻ làm trai mà không phải lúc nào, bất cứ ai cũng có thể tự chọn được cho mình là phải đứng về phía bên này hay bên kia chiến tuyến, khi mà cả hai phía đều cùng một nỗi đau của người Việt da vàng. Cuộc chiến đã đưa họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, cũng tứ xứ như cư dân ở đây. Họ đã phải từ bỏ con đường học vấn, những ước mơ của tuổi trẻ, xa gia đình vợ con hay người yêu (cũng có nhiều người mang người thân đi theo) để dấn thân đến một vùng địa đầu biên ải, một nơi xứ lạ quê người để rồi “tức cảnh sinh tình” mà ra thơ

Phố núi kia ơi, phố có con đường
Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
Không có bạn làm sao tôi uống rượu
Tôi làm sao sống nổi một ngày đây?

Không có bạn, không gặp được một bóng hồng để tâm sự, sẻ chia , thế là lại rơi vào tâm trạng u uất, bi quan-đó cũng là tâm trạng của nhiều người trẻ thời bấy giờ

Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ
Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang
(Nguyễn Bắc Sơn)

Cũng có khi giọng điệu lại giống với thi nhân hơn là một chinh nhân

Ừ mai tao lên Pleiku
Đêm căm hơi đá, ngày mù núi xanh
…Ừ mai thương bóng trăng trôi
Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh
(Nguyễn Mạnh Trinh)

“Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng, tưởng rằng mình như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng nghênh ngang kiểu” Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”…có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi (lời Nguyễn Mạnh Trinh)
Trong kí ức của những người Pleiku năm cũ như chúng tôi, Pleiku là “thành phố lính”, là nơi trấn đóng của bộ chỉ huy Quân Đoàn II, nơi của những bước chân lãng tử. Nhưng phải đợi đến năm 1970, khi Vũ Hữu Định đặt chân đến, bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” ra đời và được Phạm Duy phổ nhạc mới chắp cánh cho cả thơ lẫn nhạc đưa Phố núi Pleiku bay tới mọi miền. Như vậy chính “Vũ Hữu Định là người đã đội vương miện cho thành phố Pleiku” (chữ của Du Tử Lê, dĩ nhiên ông không phủ nhận tài phổ nhạc của Phạm Duy). Bài thơ phổ nhạc được giữ nguyên cả ý và lời, điều ít khi xảy ra khi phổ nhạc.

Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên, đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên tóc em ướt, và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong

Phố núi cao, phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ, để quên

Vâng- “một chút gì” mà nhà thơ ghi lại trên bước đường lãng du mãi mãi đi vào cõi nhớ của bao người
Nói đến Pleiku còn phải nói đến kí ức về một cuộc di tản kinh hoàng vào tháng 3 năm 75 mà chỉ những ai trong cuộc mới hiểu hết được :

Cầm bút viết đồi hoa quỳ vàng
Tháng ba xuống, khu rừng. Bóng quạ
Rung những nhánh cây màu tàn lửa
Tiếng thét hư không.Chiều rượt qua ngàn
(Nguyễn Xuân Thiệp)

Quá khứ đã khép lại, chắc ai cũng hiểu nỗi đau và những hệ lụy của chiến tranh để không bao giờ muốn tái diễn một cuộc chiến tương tự. Vì cuộc sống không thể đứng yên nên Pleiku xưa đã lùi vào quá khứ và không ngừng phát triển. Lòng hoài cổ làm người ta mãi nhớ về một Pleiku hoang sơ như buổi ban đầu

…Pleiku bây giờ phố xá thênh thang
Sao anh vẫn nhớ những con đường ngày xưa.
Rất nhỏ.
Những con đường ngày xưa mịt mờ bụi đỏ
Bướm vàng bay che khuất cả trời chiều…
( Hoài niệm, phố Pleiku và mùa xuân- Nguyễn Công Tân)

Thế hệ trẻ ra đời sau 75 khi đi xa vẫn hướng về Phố núi với tâm trạng thanh thản hơn nhưng cũng thiết tha không kém

Nơi ấy quê mình không có bãi phù sa
Không có dòng sông uốn quanh giữa đôi bờ cổ tích
Nhưng nơi ấy quê mình có Biển Hồ xanh màu ngọc bích
Nơi bắt đầu những tình yêu

(Nơi ấy quê mình - Hồ Thiên Sơn)

và tình yêu về một loài hoa hoang dã vẫn thủy chung như tự bao giờ

Dã quỳ vàng thắm
Cuống quýt gió rông
Má em chợt hồng
Làm mây say đắm
( Lê Bích )

Nhạc sĩ Nguyễn Cường (một người Hà Nội có nhiều duyên nợ với Tây nguyên) một lần nữa đã vinh danh Phố núi với ca khúc “Đôi mắt Pleiku” bằng một giai điệu sôi nổi, nồng nàn và phóng khoáng, đã làm cho người Pleiku càng thêm yêu thành phố trẻ mới hơn 80 năm tuổi

Em đẹp thế Pleiku ơi . Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy. Đôi mắt Pleiku- Biển Hồ đầy
Có hàng thông xanh trong đôi mắt em
Có dòng Sê San trong đôi mắt em
Có hương rượu cần say men, say men
Có ngọn lủa nào đang nhen, chơi vơi…

Xin cảm ơn tất cả những văn nghệ sĩ đã làm nên một Phố núi Pleiku trong lòng người. Người dân ở đây vốn là “dân góp” nên rất cởi mở, dễ hòa đồng, luôn mời gọi đến với vùng đất mới giàu bản sắc văn hóa và tiềm năng này.


___________________________________________

Tháng 11-2012